Các trang cá cược bóng đá trực tuyến - bet365 english

ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH ĐỂ TRỞ THÀNH 1 LUẬT SƯ

Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Trong suy nghĩ của chúng ta, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Yếu tố đầu tiên cần đáp ứng là phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định, cụ thể:

– Tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật.

– Tham dự và tốt nghiệp chương trình đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

– Tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư trong thời gian 12 tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

– Sát hạch, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư: sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

– Cấp Chứng chỉ, gia nhập Đoàn Luât sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Và cuối cùng chính là hành nghề luật sư. Để trở thành luật sư là cả một con đường dài nhiều khó khăn, thử thách và gian nan, đòi hỏi người luật sư phải có lòng đam mê, tinh thần, ý chí vững vàng và tình yêu với nghề nghiệp. Nghề nào cũng có cái khó riêng, quan trọng là mỗi người có ước mơ và cố gắng hết sức để chạm đến ước mơ của mình.

Xem thêm:
Danh mục:

Bài viết cùng chủ đề: